Khoa học môi trường là chuyên ngành khoa học, được nhiều bạn học sinh yêu thích nhất là đối với các bạn yêu thiên nhiên, sinh học, cây cối. Vậy Ngành Khoa học môi trường học những môn nào, cơ sở đào tạo ngành học chất lượng, uy tín nhất hiện nay. Tất cả thắc mắc này được chúng tôi giải đáp thông qua bài viết dưới đây, mời các bạn cùng tham khảo nhé.
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Đào tạo cử nhân Ngành Khoa học môi tường có phẩm chất đạo đức, chính trị tốt, có kiến thức chuyên sâu về ngành khoa học môi trường, có khả năng lập kế hoạch quản lý môi trường cũng như bảo vệ sinh thái, tài nguyên, đồng thời có năng lực chuyên môn để tham gia nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực khoa học môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Ở các trường đại học, khung chương trình đào tạo Ngành Khoa học môi trường do Bộ Giáo dục và đào tạo quy định và phân bổ, đảm bảo trang bị cho sinh viên với đầy đủ kiến thức chuyên sâu, kỹ năng nghiên cứu và thực hiện các dự án về môi trường. Ngoài ra sinh viên còn được trang bị kỹ năng sử dụng các công cụ tin học, hệ thống thông tin địa lý, kỹ thuật viễn thám trong nghiên cứu môi trường, các công cụ luật pháp, chính sách kinh tế cho công việc bảo vệ môi trường. Dưới đây là chương trình đào tạo Ngành Khoa học và môi trường của trường Đại học Quốc gia Hà Nội cụ thể:
I | Khối kiến thức chung (không tính các môn học từ số 10 đến số 12) |
1 | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac – Lênin 1 |
2 | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mac – Lênin 2 |
3 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
4 | Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
5 | Tin học cơ sơ 1 |
6 | Tin học cơ sơ 3 |
7 | Tiếng Anh A1 |
8 | Tiếng Anh A2 |
9 | Tiếng Anh B1 |
10 | Giáo dục thể chất |
11 | Giáo dục quốc phòng-an ninh |
12 | Kỹ năng mềm |
II | Khối kiến thức chung theo lĩnh vực |
13 | Cơ sở văn hóa Việt Nam |
14 | Khoa học Trái đất và sự sống |
III | Khối kiến thức chung của khối ngành |
15 | Đại số tuyến tính |
16 | Giải tích 1 |
17 | Giải tích 2 |
18 | Xác suất thống kê |
19 | Cơ -Nhiệt |
20 | Điện- Quang |
21 | Hóa học đại cương |
22 | Hóa học hữu cơ |
23 | Hóa học phân tích |
IV | Khối kiến thức chung của nhóm ngành |
IV.1 | Bắt buộc |
24 | Sinh học đại cương |
25 | Tài nguyên thiên nhiên |
26 | Khoa học môi trường đại cương |
27 | Cơ sở môi trường đất, nước, không khí |
IV.2 | Tự chọn |
28 | Biến đổi khí hậu |
29 | Địa chất môi trường |
30 | Sinh thái môi trường |
V | Khối kiến thức ngành và bổ trợ |
V.1 | Bắt buộc |
31 | Vi sinh môi trường |
32 | Hóa môi trường |
33 | Các phương pháp phân tích môi trường |
34 | Công nghệ môi trường đại cương |
35 | Quản lý môi trường |
36 | Nhập môn toán ứng dụng trong môi trường |
37 | Vật lý môi trường |
38 | Đánh giá môi trường |
39 | Kinh tế môi trường |
40 | Luật và chính sách môi trường |
41 | Hệ thống thông tin địa lý |
V.2 | Tự chọn |
V.2.1 | Các môn học chuyên sâu |
V.2.1.1 | Các môn học chuyên sâu về quản lý môi trường |
42 | Kiểm toán môi trường |
43 | Quy hoạch môi trường |
44 | Hệ thống quản lý môi trường |
45 | Quan trắc môi trường |
46 | GIS trong quản lý môi trường |
V.2.1.2 | Các môn học chuyên sâu về môi trường đất |
47 | Ô nhiễm đất và biện pháp xử lý |
48 | Hóa chất nông nghiệp và môi trường đất |
49 | Hóa học môi trường đất |
50 | Sinh thái môi trường đất |
51 | Chỉ thị môi trường |
V.2.1.3 | Các môn học chuyên sâu về sinh thái môi trường |
52 | Sinh học bao tồn ứng dụng |
53 | Sinh thái nhân văn |
54 | Đa dạng sinh học |
55 | Sinh thái môi trường khu vực |
56 | Du lịch sinh thái |
V.2.1.4 | Các môn học chuyên sâu về độc chất học môi trường |
57 | Độc học và sức khỏe môi trường |
58 | Phương pháp phân tích độc chất |
59 | Độc học sinh thái |
60 | Quản lý rủi ro độc chất |
61 | Hình thái của độc chất trong môi trường |
V.2.1.5 | Các môn học chuyên sâu về môi trường nước |
62 | Hóa học môi trường nước |
63 | Quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên nước |
64 | Ô nhiễm môi trường nước |
65 | Sinh thái môi trường nước |
66 | Phân tích và đánh giá chất lượng nước |
V.2.1.6 | Các môn học chuyên sâu về mô hình hóa môi trường |
67 | Ứng dụng công cụ mô hình hóa và hệ thống tin địa lý trong lập ban đồ môi trường |
68 | Mô hình đánh giá chât lượng môi trường |
69 | Mô hình dự báo ô nhiễm môi trường |
70 | Quan trắc và xử lý số liệu môi trường |
71 | Kiểm kê phát thải |
V.2.1.7 | Các môn học chuyên sâu về môi trường biển |
72 | Đại dương và vùng bờ |
73 | Quy hoạch không gian biển |
74 | Quản lý ô nhiễm biển |
75 | Luật pháp và chính sách môi trường biển |
76 | Quản lý khu bảo tồn biển |
V.2.2 | Các môn học bổ trợ |
77 | Tế bào học |
78 | Sinh học phát triển |
79 | Thống kê sinh học |
80 | Trắc địa và Bản đồ đại cương |
81 | Cơ sở lý luận phát triển bền vững |
82 | Kinh tế sinh thái |
VI | Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp |
VI.1 | Thực tập và niên luận |
83 | Thực tâp thực tế |
84 | Thực tâp hóa học |
VI.2 | Khóa luận tốt nghiệp hoặc môn học thay thế |
| Khóa luận tốt nghiệp |
85 | Khóa luân tốt nghiệp |
| Môn học thay thế |
86 | Khoa học môi trường và tài nguyên thiên nhiên |
87 | Thực hành phân tích và đanh gia môi trường |
88 | Xã hội học môi trường |
Theo Đại học Quốc gia Hà Nội
Vấn đề khoa học môi trường ngày càng gay gắt và cấp bách cần được giải quyết, chính vì vậy Ngành khoa học môi trường đang trở thành ngành học vô cùng hot với nhiều trường đại học đào tạo mở rộng chuyên sâu. Nhằm giúp thí sinh và phụ huynh dễ dàng lựa chọn trường đào tạo chất lượng, có thể yên tâm theo học để trở thành kỹ sư quản lý khoa học môi trường, chúng tôi sẽ tổng hợp danh sách trường đào tạo Ngành học khoa học môi trường chi tiết sau.
Trên đây là thông tin bổ ích về chương trình đào tạo Ngành Khoa học môi trường, hy vọng sau bài viết này học sinh đã có thể lên kế hoạch học tập phù hợp về ngành học mình lựa chọn. Đừng quên theo dõi trangtuyensinh để cập nhật các thông tin tuyển sinh khác. Chúc bạn thành công.
Discussion about this post