Ở Việt Nam Ngành Quan hệ công chúng là một ngành học khá mới mẻ nhưng ngày càng phát triển rõ nét trong thời gian gần đây. Do đó, Quan hệ công chúng dần trở thành ngành nghề thu hút đông đảo giới trẻ nói chung và các sĩ tử trong mùa tuyển sinh nói chung. Vậy Ngành Quan hệ công chúng học những môn gì? Cơ sở đào tạo ngành học chất lượng, uy tín? Tất cả sẽ được chia sẻ cụ thể trong bài viết dưới đây, mời các bạn tham khảo nhé.
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Đào tạo cử ngành quan hệ công chúng có phẩm chất chính trị, đạo đức, trách nhiệm với xã hội tốt, có kiến thức về kinh tế xã hội, quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh, có kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về quan hệ công chúng nhằm thích ứng các nhiệm vụ cụ thể, đồng thời có năng lực tự học tập, nghiên cứu và bồi dưỡng trình độ chuyên môn.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo Ngành Quan hệ công chúng ở các trường đại học hiện nay đảm bảo sẽ đem đến những kiến thức trong lĩnh vực Pr như: vị trí, vai trò của quan hệ công chúng, các hình thái của quan hệ công chúng và nhiệm vụ của Pr trong từng lĩnh vực. Bên cạnh sinh viên còn được được lĩnh hội thêm nhiều kiến thức về báo chí, quy trình sáng tạo tác phẩm truyền thông, từ đó giúp tăng khả năng tư duy, tương tác trong hoạt động báo chí, truyền thông. Cụ thể khung chương trình đào tạo Ngành Quan hệ công chúng Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.
I | Khối kiến thức chung |
1 | Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1 |
2 | Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2 |
3 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
4 | Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
5 | Tin học cơ sở 2 |
6 | Ngoại ngữ cơ sở 1 |
Tiếng Anh cơ sở 1 | |
Tiếng Nga cơ sở 1 | |
Tiếng Pháp cơ sở 1 | |
Tiếng Trung cơ sở 1 | |
7 | Ngoại ngữ cơ sở 2 |
Tiếng Anh cơ sở 2 | |
Tiếng Nga cơ sở 2 | |
Tiếng Pháp cơ sở 2 | |
Tiếng Trung cơ sở 2 | |
8 | Ngoại ngữ cơ sở 3 |
Tiếng Anh cơ sở 3 | |
Tiếng Nga cơ sở 3 | |
Tiếng Pháp cơ sở 3 | |
Tiếng Trung cơ sở 3 | |
9 | Giáo dục thể chất |
10 | Giáo dục quốc phòng – an ninh |
11 | Kỹ năng bổ trợ |
II | Khối kiến thức theo lĩnh vực |
II.1 | Các học phần bắt buộc |
12 | Các phương pháp nghiên cứu khoa học |
13 | Nhà nước và pháp luật đại cương |
14 | Lịch sử văn minh thế giới |
15 | Cơ sở văn hoá Việt Nam |
16 | Xã hội học đại cương |
17 | Tâm lý học đại cương |
18 | Lôgic học đại cương |
II.2 | Các học phần tự chọn |
19 | Kinh tế học đại cương |
20 | Môi trường và phát triển |
21 | Thống kê cho khoa học xã hội |
22 | Thực hành văn bản tiếng Việt |
23 | Nhập môn Năng lực thông tin |
III | Khối kiến thức theo khối ngành |
III.1 | Các học phần bắt buộc |
24 | Báo chí truyền thông đại cương |
25 | Chính trị học đại cương |
26 | Ngôn ngữ báo chí |
27 | Quan hệ công chúng đại cương |
III.2 | Các học phần tự chọn |
28 | Khoa học quản lý đại cương |
29 | Mỹ học đại cương |
30 | Nhập môn quan hệ quốc tế |
31 | Tâm lý học truyền thông |
32 | Xã hội học truyền thông đại chúng và dư luận xã hội |
IV | Khối kiến thức theo nhóm ngành |
IV.1 | Các học phần bắt buộc |
33 | Lý luận báo chí truyền thông |
34 | Pháp luật và đạo đức báo chí truyền thông |
35 | Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu truyền thông |
36 | Tổ chức và hoạt động của các cơ quan báo chí truyền thông |
IV.2 | Các học phần tự chọn |
37 | Tâm lý học giao tiếp |
38 | Các vấn đề toàn cầu |
39 | Niên luận |
V | Khối kiến thức ngành |
V.1 | Các học phần bắt buộc |
40 | Lý luận về quan hệ công chúng |
41 | Xây dựng và phát triển thương hiệu |
42 | Các chương trình quan hệ công chúng |
43 | Kỹ năng viết cho quan hệ công chúng |
44 | Tổ chức sự kiện |
45 | Đại cương về quảng cáo |
46 | Kỹ năng viết cho báo in |
47 | Kỹ năng viết cho báo điện tử |
48 | Kỹ năng viết cho phát thanh và truyền hình |
V.2 | Các học phần tự chọn |
49 | Thiết kế và quản trị nội dung website |
50 | Kỹ thuật phát thanh và truyền hình |
51 | Chiến dịch quan hệ công chúng |
52 | Đàm phán và quản trị xung đột |
53 | Truyền thông đa phương tiện |
54 | Sản xuất ấn phẩm báo chí |
V.3 | Thực tập và khóa luận tốt nghiệp/ học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp |
55 | Thực tập thực tế |
56 | Thực tập tốt nghiệp |
57 | Khoá luận tốt nghiệp |
| Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp |
58 | Lý luận và thực tiễn quan hệ công chúng |
59 | Quan hệ công chúng ứng dụng |
Theo Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
Hiện nay, ngành Quan hệ công chúng được rất nhiều trường đại học lớn, uy tín chất lượng đào tạo. Và để theo học ngành này thí sinh hãy tham khảo danh sách trường đào tạo Ngành Quan hệ công chúng trong cả nước. Bên cạnh đó cần tìm hiểu đề án tuyển sinh của mỗi trường, phương thức xét tuyển, điểm trúng tuyển các năm gần đây để vào trường đại học phù hợp với năng lực và điều kiện của bản thân nhé.
Từ những thông tin chúng tôi vừa cung cấp, hy vọng các bạn thí sinh đã tìm ra lời giải cho câu hỏi chương trình đào tạo ngành quan hệ công chúng và các môn học trải qua trong quá trình theo học đại học. Đó cũng là tiền đề để các bạn định hướng phương pháp học tập tốt nhất của mình. Ngoài ra đừng quên cập nhật những thông tin bổ ích khác trên trangtuyensinh.com.vn nhé.
Discussion about this post