Theo thống kê trong mùa tuyển sinh năm 2020 các trường cao đẳng Sư phạm và thậm chí Đại học Sư phạm vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu tuyển sinh trong mùa tuyển sinh vừa rồi. Thậm chí nhiều trường địa phương còn đề xuất Bộ hạ chuẩn tuyển sinh.
Tuyển sinh sư phạm eo hẹp có nên hạ chuẩn tuyển sinh
Trường Đại học, cao đẳng sư phạm mặc dù tuyển sinh bằng nhiều hình thức như xét điểm thi tốt nghiệp THPT, xét học bạ, tuyển thẳng những vẫn không thể tuyển đủ chỉ tiêu…
Theo báo cáo mới nhất của Bộ GD&ĐT cho biết hiện nay, cả nước thiếu 71.941 giáo viên mầm non, phổ thông. Trong đó, giáo dục mầm non thiếu 45.242 giáo viên, tiểu học thiếu 12.450, THCS thiếu 4.486, THPT thiếu 9.763.
Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên cấp THCS và cấp THPT, tuy số lượng không thiếu nhiều như các cấp học dưới, vẫn còn chưa đảm bảo cơ cấu môn học, nhất là khi triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới đối với một số môn học mới.
Các chuyên gia chia sẻ những lo lắng về tình trạng thiếu giáo viên mà không có nguồn tuyển vì chuẩn trình độ đào tạo giáo viên theo Luật Giáo dục 2019 quá cao (chuẩn giáo viên mầm non phải từ cao đẳng trở lên, chuẩn giáo viên tiểu học là trình độ đại học). Chính vì thế bài toán cần lời giải đó là hạ chuẩn đầu vào cũng như tiêu chí tuyển dụng để giải quyết khó khăn về nguồn tuyển.
Theo GS Đinh Quang Báo, nguyên hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội, cho rằng xu thế chung của thế giới là không hạ thấp chuẩn giáo viên. Và nếu quả thật là cần một giải pháp tình thế để có nguồn tuyển ngành sư phạm thì cũng không nên sửa Luật Giáo dục. Quan điểm lớp thấp thì trình độ giáo viên thấp, lớp cao thì trình độ giáo viên cao. Logic này, theo GS Đinh Quang Báo, là không đúng.
Là đơn vị đào tạo, PGS Nguyễn Thành Nhân, Phó hiệu trưởng Đại học Sư phạm Huế, cũng không đồng ý hạ chuẩn giáo viên. Hiện tại chuẩn đầu vào mà Bộ GD&ĐT cho phép sẽ tạo ra đội ngũ giáo viên tốt cho sau này. Bên cạnh đó ngành y và sư phạm vẫn phải đảm bảo chất lượng đầu vào. Nếu đầu vào thấp, quá trình đào tạo rất mệt mỏi.
Theo ông Nguyễn Thành Nhân thừa nhận khi Bộ GD&ĐT đặt điểm sàn cho ngành sư phạm, đúng là các trường có gặp khó khăn khi tuyển sinh. Vì với mức điểm 18-18,5/tổ hợp xét tuyển, thí sinh có thể đỗ vào nhiều trường đại học. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm nay, Chính phủ có chính sách hỗ trợ chi phí sinh hoạt và học phí đối với sinh viên sư phạm nên trường đã tuyển được số lượng gấp đôi năm trước.
Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2, PGS Phùng Gia Thế, khẳng định việc thiếu nguồn tuyển giáo viên ở một số địa phương hiện nay không cần hạ chuẩn đào tạo mà vấn đề là kích hoạt chính sách, đãi ngộ đầu ra.
Minh chứng là dù mới kích hoạt chính sách hỗ trợ trong quá trình đào tạo mà trường cũng đã thấy có sự quan tâm đáng kể của người học, thí sinh trúng tuyển đã tăng lên.
PGS Phùng Gia Thế cho biết chuẩn đầu vào ngành sư phạm chỉ cao hơn so với những trường mức trung bình, còn với những trường tốp trên, sư phạm vẫn còn ở rất xa. Chính vì vậy, các chế độ chính sách thay đổi sẽ giải quyết được vấn đề này.
Thí sinh có thể tìm hiểu thông tin tuyển sinh của tất cả các trường đại học trên cả nước tại đây.
Xem thêm:
Discussion about this post