Bạn yêu thích và mong muốn được học hỏi về ngôn ngữ, văn hóa, kinh tế của Xứ sở Hoa anh đào thì ngành Ngôn ngữ Nhật là một lựa chọn phù hợp. Vậy các môn học ngành Ngôn ngữ Nhật Bản như thế nào? Bài viết sẽ cung cấp cho các bạn thông tin chi tiết về những mảng chuyên môn của ngành học này.
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Mục tiêu chung
Chương trình đào tạo đại học ngành Ngôn ngữ Nhật nhằm đào tạo sinh viên có phẩm chất chính trị vững vàng; có kiến thức, kỹ năng, thái độ và đạo đức phù hợp để làm việc trong môi trường đa ngôn ngữ, đa văn hóa và có khả năng thích ứng cao với những thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế đang trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.
Mục tiêu cụ thể
– Cung cấp cho sinh viên kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ học và các kỹ năng chuyên ngành đặc thù của các chuyên ngành hẹp.
– Có kiến thức về văn hóa cũng như vận dụng vào các tình huống giảng dạy hoặc dịch thuật
– Sử dụng tiếng Nhật lưu loát trong các tình huống giao tiếp hàng ngày, trong công việc cũng như giao tiếp quốc tế
– Có năng lực học tập, nghiên cứu, phát triển bản thân, linh hoạt, thích nghi với môi trường làm việc đa dạng và mang tính quốc tê hóa.
– Có kỹ năng giao tiếp hiệu quả và các kỹ năng mềm khác hẳn nhằm thực hiện, tìm ra giải pháp các vấn đề liên quan đến chuyên ngành, có kỹ năng tư duy hệ thống, tư duy phân tích một cách độc lập.
– Có năng lực hoạch định, tổ chức, quản lý các hoạt động liên quan đến chuyên môn,…
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo ngành Ngôn ngữ Nhật mang đến cho sinh viên cơ hội được đào tạo chuyên sâu về tiếng Nhật: cách phát âm, từ vựng, ngữ pháp, chữ viết, văn phong… và trang bị thêm kiến thức về con người, kinh tế, văn hóa Nhật Bản, giúp sinh viên có được lợi thế trong công việc sau khi tốt nghiệp. Ở mỗi trường sẽ có khung chương trình đào tạo riêng nhưng nhìn chung chương trình đào tạo Ngành ngôn ngữ Nhật tương tự nhau, sau đây là các môn học nằm trong chương trình đào tạo Ngành Ngôn ngữ Nhật của trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội, mời các bạn học sinh tham khảo nhé.
I | Khối kiến thức chung (Không tính các môn học từ số 9 đến số 11) |
1 | Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin 1 |
2 | Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin 2 |
3 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
4 | Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
5 | Tin học cơ sở 2 |
6 | Ngoại ngữ cơ sở 1 |
7 | Ngoại ngữ cơ sở 2 |
8 | Ngoại ngữ cơ sở 3 |
9 | Giáo dục thể chất |
10 | Giáo dục quốc phòng-an ninh |
11 | Kỹ năng bổ trợ |
II | Khối kiến thức chung theo lĩnh vực |
12 | Địa lý đại cương |
13 | Môi trường và phát triển |
14 | Thống kê cho khoa học xã hội |
15 | Toán cao cấp |
16 | Xác suất thống kê |
III | Khối kiến thức chung của khối ngành |
III.1 | Bắt buộc |
17 | Cơ sở văn hoá Việt Nam |
18 | Nhập môn Việt ngữ học |
III.2 | Tự chọn |
19 | Tiếng Việt thực hành |
20 | Phương pháp luận nghiên cứu khoa học |
21 | Logic học đại cương |
22 | Tư duy phê phán |
23 | Cảm thụ nghệ thuật |
24 | Lịch sử văn minh thế giới |
25 | Văn hóa các nước ASEAN |
IV | Khối kiến thức chung của nhóm ngành |
IV.1 | Khối kiến thức Ngôn ngữ – Văn hóa |
IV.1.1 | Bắt buộc |
26 | Ngôn ngữ học tiếng Nhật1 |
27 | Ngôn ngữ học tiếng Nhật2 |
28 | Đất nước học Nhật Bản 1 |
29 | Giao tiếp liên văn hóa |
IV.1.2 | Tự chọn |
30 | Hán tự học tiếng Nhật |
31 | Ngữ dụng học tiếng Nhật |
32 | Ngôn ngữ học đối chiếu |
33 | Phân tích diễn ngôn |
34 | Ngữ pháp chức năng |
35 | Văn học Nhật Bản 1 |
36 | Đất nước học Nhật Bản 2 |
37 | Văn học Nhật Bản 2 |
38 | Nhập môn văn hóa các nước Châu Á |
IV.2 | Khối kiến thức tiếng |
39 | Tiếng Nhật 1A |
40 | Tiếng Nhật 1B |
41 | Tiếng Nhật 2A |
42 | Tiếng Nhật 2B |
43 | Tiếng Nhật 3A |
44 | Tiếng Nhật 3B |
45 | Tiếng Nhật 4A |
46 | Tiếng Nhật 4B |
47 | Tiếng Nhật 3C |
48 | Tiếng Nhật 4C |
V | Khối kiến thức ngành và bổ trợ |
V.1 | Định hướng chuyên ngành Tiếng Nhật phiên dịch |
V.1.1 | Bắt buộc |
49 | Phiên dịch |
50 | Biên dịch |
51 | Lý thuyết dịch |
52 | Phiên dịch nâng cao |
53 | Biên dịch nâng cao |
54 | Kỹ năng nghiệp vụ biên phiên dịch |
V.1.2 | Tự chọn |
V.1.2.1 | Các môn học chuyên sâu |
55 | Phiên dịch chuyên ngành |
56 | Biên dịch chuyên ngành |
57 | Công nghệ trong dịch thuật |
58 | Phân tích đánh giá bản dịch |
59 | Kỹ năng viết văn bản |
60 | Kỹ năng thuyết trình |
61 | Kỹ năng phân tích và xử lý thông tin |
62 | Kỹ năng giao tiếp |
V.1.2.2 | Các môn học bổ trợ |
63 | Nhập môn tiếng Nhật chuyên ngành |
64 | Tiếng Nhật tài chính – ngân hàng |
65 | Tiếng Nhật quản trị – kinh doanh |
66 | Tiếng Nhật y học |
67 | Tiếng Nhật luật pháp |
68 | Tiếng Nhật hành chính – văn phòng |
69 | Tiếng Nhật văn hóa – nghệ thuật |
70 | Tiếng Nhật kiến trúc – xây dựng |
71 | Tiếng Nhật công nghệ thông tin |
V.2 | Định hướng chuyên ngành Nhật Bản học |
V.2.1 | Bắt buộc |
72 | Phiên dịch |
73 | Biên dịch |
74 | Lịch sử Nhật Bản |
75 | Dẫn luận kinh tế Nhật Bản |
76 | Xã hội Nhật Bản đương đại |
77 | Nhập môn Nhật Bản học |
V.2.2 | Tự chọn |
V.2.2.1 | Các môn học chuyên sâu |
78 | Văn hóa truyền thống Nhật Bản |
79 | Nghệ thuật Nhật Bản |
80 | Lịch sử tiếng Nhật |
81 | Hệ thống giáo dục Nhật Bản |
82 | Nhập môn luật Nhật Bản |
V.2.2.2 | Các môn học bổ trợ |
83 | Văn học Nhật Bản đương đại |
84 | Văn hóa kinh doanh Nhật Bản |
85 | Kỹ năng thuyết trình |
86 | Kỹ năng phân tích và xử lý thông tin |
87 | Nhập môn tiếng Nhật chuyên ngành |
V.3 | Định hướng chuyên ngành Tiếng Nhật-Kinh tế |
V.3.1 | Bắt buộc |
88 | Phiên dịch |
89 | Biên dịch |
90 | Tiếng Nhật kinh tế |
91 | Kinh tế vi mô |
92 | Kinh tế vĩ mô |
93 | Tiền tệ ngân hàng |
V.3.2 | Tự chọn |
V.3.2.1 | Các môn học chuyên sâu |
94 | Tiếng Nhật kinh tế nâng cao |
95 | Tiếng Nhật tài chính – ngân hàng |
96 | Tiếng Nhật quản trị – kinh doanh |
97 | Dẫn luận kinh tế Châu Á |
98 | Dẫn luận kinh tế Đông Nam Á |
99 | Dẫn luận kinh tế Nhật Bản |
100 | Luật kinh tế quốc tế |
V.3.2.2 | Các môn học bổ trợ |
101 | Quản trị học |
102 | Kinh tế quốc tế |
103 | Nhập môn Marketing |
104 | Nguyên lý kế toán |
105 | Kinh tế phát triển |
V. 4 | Định hướng chuyên ngành Tiếng Nhật-Du lịch |
V.4.1 | Bắt buộc |
106 | Phiên dịch |
107 | Biên dịch |
108 | Tiếng Nhật du lịch |
109 | Nhập môn khoa học du lịch |
110 | Kinh tế du lịch |
111 | Giao tiếp và lễ tân ngoại giao |
V.4.2 | Tự chọn |
V.4.2.1 | Các môn học chuyên sâu |
112 | Tiếng Nhật du lịch nâng cao |
113 | Kinh tế du lịch Nhật Bản |
114 | Nghiệp vụ du lịch – khách sạn |
115 | Kỹ năng thuyết trình |
116 | Kỹ năng giao tiếp |
V.4.2.2 | Các môn học bổ trợ |
117 | Đất nước học Việt Nam |
118 | Lịch sử – văn hóa Việt Nam |
V.5 | Khối kiến thức thực tập và tốt nghiệp |
119 | Thực tập |
120 | Khoá luận tốt nghiệp hoặc 2 trong số các học phần tự chọn của IV hoặc V |
Theo Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội
Khi nắm được các môn học ngành Ngôn ngữ Nhật thì học ngành Ngôn ngữ Nhật trường nào tốt nhất sẽ là điều mà thí sinh quan tâm trong các kỳ tuyển sinh. Dưới đây là danh sách các trường đại học đào tạo ngành Ngôn ngữ Nhật theo từng khu vực để các bạn tham khảo.
– Khu vực miền Bắc:
- Đại học Hà Nội
- Đại học Ngoại nữ – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Phương Đông
- Đại học Thăng Long
- Đại học Nguyễn Trãi
- Đại học Hạ Long
– Khu vực miền Trung:
- Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế
- Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng
– Khu vực miền Nam:
- Đại học Kinh tế – Tài chính TP.HCM
- Đại học Công nghệ TP.HCM – HUTECH
- Đại học Sư phạm TP.HCM
- Đại học Hùng Vương – TP.HCM
- Đại học Mở TP.HCM
- Đại học Văn Hiến
MÔ TẢ MỘT SỐ HỌC PHẦN
Nhập môn ngôn ngữ Nhật
Ở học phần này thiết kế nhằm giới thiệu cho sinh viên kiến thức tiếng Nhật cơ bản sơ cấp, cung cấp cho sinh viên kiến thức và kỹ năng, lý thuyết và thực hành về tiếng Nhật sơ cấp, có thể sử dụng chức năng cơ bản của một số loại danh từ, động từ, tính từ để viết được câu tiếng Nhật ngắn, đơn giản.
Tiếng Nhật Ngữ Pháp
Nhằm cung cấp cho sinh viên vốn từ vựng, cấu trúc văn phạm cơ bản trong tiếng Nhật và những bài tập rèn luyện 4 kỹ năng, đặc biệt chú trọng kỹ năng nghe và nói. Sinh viên được rèn luyện ngữ âm và khả năng diễn đạt tự tin với những ngữ liệu được cung cấp trong giáo trình xoay quanh các chủ đề quen thuộc trong cuộc sống thường ngày.
Tiếng Nhật đọc 1
Môn học gồm những bài đọc sử dụng từ vựng, cấu trúc ngữ pháp tương ứng với nội dung trình độ cơ bản, từ đó sinh viên có thể hiểu và vận dụng từ vựng, ngữ pháp vào việc đọc hiểu, dịch các bài khóa về những kiến thức cụ thể trong cuộc sống.
Tiếng Nhật nghe 1
Ở học phần này nghe 1 nhằm cung cấp cho sinh viên những kỹ năng nghe cơ bản, giúp nắm ý chính để có thể trả lời, giải thích nội dung đoạn hội thoại và rèn luyện khả năng xử lý tình huống trong giao tiếp đơn giản.
Tiếng Nhật nói 1
Nội dung của môn học nhằm cung cấp cho sinh viên những mẫu câu mổ tả số lượng, mục đích di chuyển, liệt kê tính chất và hành động.
Qua bài viết này thí sinh đã hiểu hơn về các môn học Ngành ngôn ngữ Nhật, hy vọng các bạn đã có thể định hướng được lĩnh vực chuyên môn phù hợp với năng lực và sở thích của bản thân.
Discussion about this post