Trong thời kỳ nền công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ như vũ bão và sự xuất hiện của những trang mạng xã hội thì việc tìm kiếm việc làm đối với những bạn trẻ tốt nghiệp ngành Kinh doanh thương mại là điều không mấy khó khăn, đặc biệt là những người có năng lực tốt.
GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH KINH DOANH THƯƠNG MẠI
Ngành Kinh doanh thương mại có tên gọi tiếng Anh là Commercial Business. Ngành học này chuyên đào tạo chuyên sâu về những kiến thức , kỹ năng và kinh nghiệm liên quan đến thương mại trong nước và thương mại quốc tế bao gồm: Marketing, thị trường, phân tich tài chính, quản lý bán hàng… cùng với những kiến thức về hoạt động bán hàng, xuất – nhập kho, quản trị bán lẻ…
Mục tiêu của ngành Kinh doanh thương mại là đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực có khả năng làm việc trong công tác quản lý, các hoạt động thương mại tại các đơn vị sản xuất kinh doanh, các công ty thương mại, các công ty xuất nhập khẩu, các văn phòng đại diện, các công ty đa quốc gia, các đơn vị dịch vụ, đại lý vận tải tàu biển, hàng không, bảo hiểm, ngân hàng…
Đồng thời, những sinh viên có năng lực và tốt nghiệp loại giỏi có thể sẽ được tuyển dụng để làm công tác giảng dạy hoặc nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng.
HỌC NGÀNH KINH DOANH THƯƠNG MẠI RA TRƯỜNG LÀM GÌ?
Theo đánh giá của các kênh tuyển sinh, ngành Kinh doanh thương mại là một trong số những ngành nghề HOT hiện nay vì đa số sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường đều dễ dàng tìm được công việc ổn định, đồng thời đây cũng là một ngành có triển vọng phát triển rất lớn trong tương lai.
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể làm việc tại những vị trí như:
- Nhân viên kinh doanh: Đảm bảo các hoạt động kinh doanh của công ty, doanh nghiệp. Trực tiếp lên ý tưởng, mục tiêu và phương án định hướng kinh doanh cho công ty, doanh nghiệp.
- Quản lý nhập xuất kho: Công việc cụ thể là chịu trách nhiệm quản lý quy trình xuất – nhập kho hàng,quản lý các sản phẩm tại kho, nhằm đáp ứng đủ nhu cầu cho khách hàng.
- Nhân viên xuất nhập khẩu, quản lý kho hàng.
- Nhân viên kinh doanh forwarder, logistics;
- Quản lý bán hàng: Chịu trách nhiệm quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ, kinh doanh hay quản lý các hoạt động kinh doanh của công ty.
- Nhân viên kinh doanh hàng không, tàu biển và các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng;
- Chuyên viên quản lý, quản trị hoạt động kinh doanh, mua bán hàng hóa;
- Chuyên viên sales và xúc tiến các dịch vụ khách hàng;
- Chuyên viên sales và xúc tiến các dịch vụ khách hàng;
- Chuyên viên tổ chức các hoạt động Kinh doanh thương mại ở các doanh nghiệp, tổ chức, công ty;
MỨC LƯƠNG TRUNG BÌNH CỦA NGÀNH KINH DOANH THƯƠNG MẠI
Mức lương ngành Kinh doanh thương mại hiện nay vô cùng hấp dẫn, cụ thể như sau:
- Đối với những sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm làm việc thì mức lương cơ bản sẽ dao động trong khoảng từ 6 – 9 triệu đồng.
- Đối với những người đã có kinh nghiệm làm việc thì mức lương sẽ cao hơn, cụ thể là khoảng 9 – 14 triệu.
- Đối với các cá nhân có năng lực quản lý, quản trị giàu kinh nghiệm các công ty, doanh nghiệp có thể trả mức lương cao lên đến 20 – 25 triệu/tháng.
MÃ NGÀNH VÀ KHỐI THI – TỔ HỢP XÉT TUYỂN
– Mã ngành Kinh doanh thương mại: 7340121
– Các tổ hợp môn xét tuyển ngành Kinh doanh thương mại:
- A00 (Toán, Lý, Hóa)
- A01 (Toán, Lý, Anh)
- D01 (Toán, Văn, Anh)
- C04 (Toán, Văn, Địa)
CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO VÀ ĐIỂM CHUẨN NGÀNH KINH DOANH THƯƠNG MẠI
Việc lựa chọn trường học chính là điều mà bất kỳ thí sinh nào cũng quan tâm tới. Chính vì thế, Trang Tuyển Sinh đã tổng hợp lại danh sách các trường đào tạo ngành Kinh doanh thương mại theo từng khu vực để các bạn dễ dàng lựa chọn.
– Khu vực miền bắc:
- Đại học Kinh tế Quốc dân
- Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội
- Đại học Thương Mại
– Khu vực miền Nam:
- Đại học Đà Nẵng
- Đại học Kinh tế TP.HCM
- Đại học Kinh tế – Tài chính
- Đại Học Văn Lang
Điểm chuẩn ngành Kinh doanh thương mại tại các trường đại học trong năm 2020 dao động trong khoảng 15 – 20 điểm tùy theo phương thức xét tuyển của từng trừng.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH KINH DOANH THƯƠNG MẠI
Chương trình đào tạo ngành Kinh doanh thương mại sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức về hoạt động kinh doanh, bán hàng, nghiên cứu thị trường, hoạt động chiêu thị, PR, marketing, lập kế hoạch kinh doanh, nghiệp vụ bán hàng, phân tích tài chính… Trang bị những kiến thức từ nền tảng đến chuyên sâu qua một số môn học như: quản trị học, quản trị tài chính, marketing, nghiệp vụ ngoại thương, kinh tế đối ngoại, các kiến thức về luật thương mại, luật vận tải và bảo hiểm…
Tham khảo: Chương trình đào tạo ngành Kinh doanh thương mại chi tiết
NHỮNG TỐ CHẤT CẦN THIẾT KHI THEO HỌC NGÀNH KINH DOANH THƯƠNG MẠI
Để học tập và làm việc trong ngành Kinh doanh thương mại, các bạn sẽ cần phải hội tụ được những tố chất sau đây:
- Kiên trì, chăm chỉ và chịu được áp lực cao;
- Có khả năng ngoại ngữ, tin học;
- Có khả năng trình bày vấn đề và biết cách thuyết phục người khác;
- Tự tin, năng động, sáng tạo;
- Có kỹ năng giao tiếp, linh hoạt trong ứng xử và có khả năng nắm bắt tâm lý của người khác;
- Ham học hỏi, tìm hiểu thông tin về các lĩnh vực của đời sống như văn hóa, kinh tế, xã hội…;
- Học khá tốt các môn tự nhiên;
Theo đánh giá của nhiều bạn trẻ thì Kinh doanh thương mại là một ngành học vô cùng thú vị và đây còn là một ngành có triển vọng phát triển rất lớn trong xã hội hiện nay. Chính vì thế, nếu yêu thích ngành nghề này hãy mạnh dạn theo đuổi đam mê của mình nhé!
Discussion about this post