Cơ hội việc làm đối nguồn nhân lực ngành Kỹ thuật xây dựng được dự đoán sẽ tăng lên vô cùng mạnh mẽ trong những năm tới. Điều này đã thể hiện rất rõ ràng thông qua số lượng trường đại học tuyển sinh và đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng hiện nay. Do đó, đây chính là ngành nghề phù hợp đối với những bạn trẻ muốn dễ dàng tìm được một công việc ổn định sau khi ra trường.
GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH KỸ THUẬT XÂY DỰNG
Ngành Kỹ thuật xây dựng là một ngành chuyên đào tạo đội ngũ nguồn nhân lực có khả năng xây dựng công trình, có kiến thức tổng hợp để đảm nhận công tác thiết kế, thi công, giám sát, lập dự án, tính toán khối lượng dự toán công trình và đi sâu nghiên cứu về kỹ thuật xây dựng.
Sinh viên của của ngành Kỹ thuật xây dựng sẽ được rèn luyện tất cả những kỹ năng mềm cần thiết trong công việc như: Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng về phân tích tổng hợp và giải quyết vấn đề, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng tin học nâng cao về sử dụng phần mềm ứng dụng lĩnh vực xây dựng…
Đồng thời, các bạn cũng sẽ có khả năng kiểm tra vật liệu, chất lượng công trình, vấn đề an toàn lao động và giúp nắm vững các giải pháp bảo vệ môi trường cũng như quy định pháp luật trong xây dựng, giúp sinh viên có thể hòa nhập nhanh chóng với môi trường công việc. Bộ môn ngành Kỹ thuật xây dựng gồm có: Sức bền vật liệu, vật liệu xây dựng, kiến trúc công nghiệp, nền và móng, kết cấu bê tông, cấp thoát nước, tổ chức thi công, an toàn lao động…
HỌC NGÀNH KỸ THUẬT XÂY DỰNG RA TRƯỜNG LÀM GÌ?
Sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật xây dựng, các bạn có thể làm việc tại những công ty xây dựng hoặc các công ty trong lĩnh vực thiết kế, giám sát, lập dự án hoặc làm việc tại các ban quản lý dự án xây dựng. Cụ thể:
- Chuyên viên tư vấn, lập dự toán, thiết kế kỹ thuật, thẩm tra thiết kế tại các công ty, tập đoàn xây dựng.
- Kỹ sư quản lý chất lượng trong các công trình xây dựng, thi công dự án tại các tập đoàn, công ty trong và ngoài nước.
- Kỹ sư giám sát chuyên thẩm định, giám sát, nghiệm thu các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp tại các doanh nghiệp, công ty tư vấn xây dựng hay các cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng như.
- Kỹ sư thiết kế, thi công: tiến hành triển khai, thi công sản phẩm xây dựng, công trình, dự án các công ty, doanh nghiệp.
- Giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ quan nghiên cứu, đào tạo chuyên ngành xây dựng.
MỨC LƯƠNG TRUNG BÌNH CỦA NGÀNH KỸ THUẬT XÂY DỰNG
Mức lương ngành Kỹ thuật xây dựng rất đa dạng. Cụ thể mức lương đối với những sinh viên mới ra trường sẽ dao động trong khoảng từ 5 – 7 triệu/tháng. Nếu như bạn làm việc ở ngoài công trường với nhiều áp lực và vất vả hơn thì mức lương sẽ dao động trong khoảng từ 6-8 triệu/tháng.
Đối với những người đã có kinh nghiệm làm việc khoảng 3 – 5 năm với vị trí giám sát công trường thì mức lương nhận được sẽ khoảng 8 – 12 triệu đồng/tháng. Đối với cấp quản lý với công việc thiết kế, lên kế hoạch thi công, quản lý nhà thầu phụ mức lương sẽ trên 13 triệu đồng/tháng.
Nếu như bạn có khả năng về ngoại ngữ có thể làm việc trong các công ty, doanh nghiệp nước ngoài với mức lương từ 700 – 800 USD/ tháng (Tương đương 15 – 18 triệu/tháng)
MÃ NGÀNH VÀ KHỐI THI – TỔ HỢP XÉT TUYỂN
– Mã ngành Kỹ thuật xây dựng: 7580201
– Ngành Kỹ thuật xây dựng xét tuyển các tổ hợp môn sau:
- A00 (Toán, Vật lý, Hóa học)
- A01 (Toán, Vật lý, Tiếng Anh)
- A02 (Toán, Vật lý, Sinh học)
- A04 (Toán, Vật lý, Địa lý)
- A10 (Toán, Vật lý, Giáo dục công dân)
- B00 (Toán, Hóa học, Sinh học)
- C01 (Ngữ văn, Toán, Vật lý)
- C02 (Ngữ văn, Toán, Hóa học)
- C14 (Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân)
- C15 (Ngữ văn, Toán, Khoa học xã hội)
- D07 (Toán, Hóa học, Tiếng Anh)
- D09 (Toán, Lịch sử, Tiếng Anh)
- D84 (Toán, Giáo dục công dân, Tiếng Anh)
- D90 (Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh)
CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO VÀ ĐIỂM CHUẨN NGÀNH KỸ THUẬT XÂY DỰNG
Tại nước ta hiện nay có rất nhiều trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật Xây dựng. Các bạn có thể tham khảo thông tin tuyển sinh của các trường sau đây và đưa ra quyết định lựa chọn phù hợp nhất đối với bản thân.
– Khu vực miền Bắc:
- Đại học Xây dựng
- Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Đại Nam
- Đại học Giao thông Vận tải ( Cơ sở phía Bắc )
- Đại học Mỏ – Địa chất Hà Nội
- Đại học Thủy lợi
- Đại học Hải Phòng
- Đại học Phương Đông
– Khu vực miền Trung:
- Đại học Nha Trang
- Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Dân lập Duy Tân
- Đại học Hà Tĩnh
- Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum
- Đại học Quang Trung
- Đại học Quy Nhơn
- Đại học Xây dựng Miền Trung
– Khu vực miền Nam:
- Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM
- Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia TP.HCM
- Đại học Tôn Đức Thắng
- Đại học Hùng Vương – TPHCM
- Đại học Công nghệ TPHCM
- Đại học Quốc tế Hồng Bàng
- Đại học Công nghệ Sài Gòn
- Đại học Kiến trúc TP.HCM
- Đại học Công nghiệp TP.HCM
- Đại học Nguyễn Tất Thành
- Đại học Thủ Dầu Một
- Đại học Văn Lang
- Đại học Cần Thơ
- Đại học Công nghệ Đồng Nai
- Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An
- Đại học Kiên Giang
- Đại học Xây dựng Miền Tây
Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật xây dựng năm 2020 của các trường đại học dao động trong khoảng 14 – 21.75 điểm, tùy theo phương thức tuyển sinh của từng trường.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH KỸ THUẬT XÂY DỰNG
Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng trang bị cho sinh viên kiến thức về toán ứng dụng, vật lý kỹ thuật, phần mềm thiết kế chuyên sâu trong lĩnh vực xây dựng và kiến thức nền tảng về xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp như: Trắc địa, thủy lực, kết cấu xây dựng và các phương pháp thí nghiệm chuyên ngành phục vụ cho công tác thiết kế, tư vấn, tổ chức thi công công trình xây dựng.
Tham khảo: Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật xây dựng chi tiết
NHỮNG TỐ CHẤT CẦN THIẾT KHI THEO HỌC NGÀNH KỸ THUẬT XÂY DỰNG
Để học tập và thành công khi làm những công việc có liên quan tới ngành Kỹ thuật xây dựng, các bạn sẽ cần phải có được những tố chất sau đây:
- Chăm chỉ, cần cù và chịu được áp lực công việc cao;
- Có kỹ năng giao tiếp, đàm phán và thuyết trình;
- Có kỹ năng quản lý, đánh giá;
- Có kỹ năng về khai thác, tổng hợp thông tin;
- Có khả năng tính toán, phân tích tốt;
- Có tư duy sáng tạo, luôn có những ý tưởng mới;
- Đam mê với ngành xây dựng;
- Có kỹ năng làm việc nhóm tốt.
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ngành Kỹ thuật xây dựng và có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân.
Discussion about this post