Việt Nam là một đất nước phát triển và nguồn nhân lực ngành Kinh tế phát triển chính là yếu tố rất quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển phù hợp với điều kiện của quốc gia.
GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Ngành Kinh tế phát triển có tên tiếng Anh là Development Economics. Đây là một ngành chuyên khám phá, giải thích quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Mục tiêu chính của ngành Kinh tế phát triển chính là cung cấp một cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn trong phát triển kinh tế, để các nước đang phát triển có thể vận dụng vào hoàn cảnh riêng, tìm kiếm được con đường phát triển thích hợp, cải thiện tình trạng chưa tiến bộ của từng quốc gia.
Nguồn nhân lực ngành Kinh tế phát triển có khả năng phát triển chuyên sâu, trình độ chuyên môn cao, phẩm chất tốt, có khả năng làm việc hiệu quả trong nhiều lĩnh vực khác nhau – đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng chiến lược, hoạch định chính sách và quản lý quá trình phát triển – góp phần tích cực vào việc đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao của đất nước.
HỌC NGÀNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN RA TRƯỜNG LÀM GÌ?
Cơ hội việc làm ngành Kinh tế phát triển hiện nay rất rộng mở. Chính vì thế, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường có thể làm việc tại các dự án phát triển, các tổ chức phát triển và các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước với các công việc như:
- Tham gia lập kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, tư vấn giải pháp, chính sách phục vụ cho phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực chính sách công, phát triển bền vững;
- Tổng hợp, nghiên cứu, phân tích và tham gia hoạch định chính sách phát triển;
- Tham gia lập kế hoạch và thực thi dự án phát triển;
- Phân tích thực trạng kinh tế – xã hội của cộng đồng, quốc gia;
- Nghiên cứu và giảng dạy tại các cơ sở nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học liên quan đến kinh tế học, kinh tế phát triển, chính sách công, kinh tế môi trường, phát triển bền vững.
Với những công việc trên, sinh viên có thể làm việc tại:
- Bộ Kế hoạch – đầu tư, các vụ kế hoạch của các bộ, sở kế hoạch của tỉnh, phòng kế hoạch các quận (huyện).
- Làm việc cho các dự án phát triển kinh tế, các tổ chức trong và ngoài nước;
- Các viện nghiên cứu kinh tế, các trường Đại học, Cao đẳng;
- Các bộ và cơ quan ngang bộ, các sở, ban ngành ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế – xã hội;
MỨC LƯƠNG TRUNG BÌNH CỦA NGÀNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Thông thường, mức lương ngành Kinh tế phát triển đối với những sinh viên mới ra trường và chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ dao động trong khoảng từ 5 – 7 triệu đồng/ tháng. Ngoài ra, tùy vào vị trí công việc, năng lực và kinh nghiệm làm việc trong ngành Kinh tế phát triển thì mức lương từ 7 – 10 triệu đồng/ tháng hoặc có thể cao hơn.
MÃ NGÀNH VÀ KHỐI THI – TỔ HỢP XÉT TUYỂN
– Mã ngành Kinh tế phát triển: 7310105
– Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Kinh tế phát triển:
- A00: Toán học, Vật Lý, Hóa học
- A01: Toán học, Vật Lý, Tiếng Anh
- D01: Toán học, Văn học, Tiếng Anh
CÁC TRƯỜNG ĐÀO TẠO VÀ ĐIỂM CHUẨN NGÀNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Đối với những bạn trẻ muốn theo học ngành Kinh tế phát triển nói riêng và tất cả các ngành nói chung thì việc lựa chọn môi trường học tập chính là một vấn đề vô cùng quan trọng. Để giúp cho các bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn trường, Trang Tuyển Sinh đã tổng hợp lại danh sách một số trường đào tạo ngành Kinh tế phát triển sau đây:
– Khu vực miền Bắc:
- Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Kinh tế Quốc dân
- Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên
– Khu vực miền Trung:
- Đại học Phạm Văn Đồng
Điểm chuẩn ngành Kinh tế phát triển trong kỳ tuyển sinh năm 2020 tại các trường đại học dao động trong khoảng từ 15 – 31.73 điểm xét theo kết quả thi THPT Quốc gia.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Chương trình đào tạo ngành Kinh tế Phát triển sẽ trang bị cho sinh viên các kỹ năng nghề nghiệp, kiến thức chuyên môn về Kinh tế, Kinh tế Phát triển. Giúp sinh viên rèn luyện, phát triển các kỹ năng mềm, có nhiều cơ hội tìm được các vị trí việc làm phù hợp với ngành học thuộc nhiều lĩnh vực, khu vực như các doanh nghiệp, ngân hàng, tổ chức phi Chính phủ, cơ quan Nhà nước, trường đại học…
Tham khảo: Chương trình đào tạo ngành Kinh tế Phát triển chi tiết
NHỮNG TỐ CHẤT CẦN THIẾT KHI THEO HỌC NGÀNH KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Với những bạn trẻ muốn theo học ngành Kinh tế phát triển sẽ cần phải hội tụ được những tố chất cần thiết sau đây:
- Có khả năng làm việc độc lập dưới áp lực về thời gian và khối lượng công việc;
- Say mê nghiên cứu, khám phá kiến thức và có trách nhiệm trong công việc;
- Khả năng thu thập và xử lí thông tin;
- Sáng tạo, tự tin, quyết đoán;
- Khả năng ngoại ngữ tốt;
- Tự tin, năng động, giao tiếp tốt, có khả năng đàm phán thuyết phục;
- Kiên trì, nhẫn nại và chịu được áp lực công việc.
Trên đây chính là những thông tin cơ bản nhất về ngành Kinh tế phát triển mà các bạn cần phải nắm được trước khi đưa ra quyết định lựa chọn của bản thân. Hãy chuẩn bị kiến thức một cách thật kỹ lưỡng để nắm chắc cơ hội học tập và phát triển trong tương lai của bản thân.
Discussion about this post