Với xu thế hội nhập toàn cầu, nhiều ngành học được phát triển và thu hút sự quan tâm của không ít các bạn học sinh, trong đó phải nhắc đến Ngành Quan hệ Quốc tế. Để lý giải mức độ “hot” của ngành học này, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về chương trình đào tạo Ngành Quan hệ quốc tế và các môn học phải vượt qua trong quá trình theo học trong bài viết dưới đây.
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Đào tạo cử nhân chuyên Ngành Quan hệ quốc tế có tư tưởng, lập trường chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành về quan hệ quốc tế, đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Vì vậy sinh viên hoàn thành khóa học có đủ khả năng đam nhiệm các công việc có liên quan đến đối ngoại, hợp tác quốc tế tại Bộ, Ban, Ngành từ trung ương đến địa phương hay các tổ chức xã hội, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Với Ngành Quan hệ quốc tế, chương trình đào tạo ở các trường đại học do Bộ Giáo dục và đào tạo quy định, đảm bảo cung cấp cho sinh viên những kiến thức về lịch sử, chính trị thế giới, khoa học chính trị, kiến thức về luật quốc tế, đồng thời nắm vững chính sách đối ngoại của Việt Nam, chính sách đối ngoại ở các nước trên thế giới cũng như hoạt động của tổ chức quốc tế. Cụ thể dưới đây sẽ là khung chương trình đào tạo Ngành Quan hệ Quốc tế Trường Đại học Đông Đô, mời các bạn tham khảo:
A – KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG | |
A1. Khối kiến thức giáo dục chung | |
1 | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê nin 1 |
2 | Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê nin 2 |
3 | Tư tưởng Hồ Chí Minh |
4 | Đường lối cách mạng của Đảng CSVN |
5 | Pháp luật đại cương |
6 | Kỹ năng mềm |
7 | Tiếng Anh 1 |
8 | Tiếng Anh 2 |
9 | Tiếng Anh 3 |
10 | Tiếng Anh 4 |
11 | Tiếng Nhật 1 |
12 | Tiếng Nhật 2 |
13 | Tiếng Nhật 3 |
14 | Tiếng Nhật 4 |
15 | Giáo dục quốc phòng |
16 | Giáo dục thể chất |
A2. Các môn học chung khối Kinh tế – Xã hội | |
1 | Tin học đại cương |
2 | Xã hội học đại cương |
3 | Tâm lý học đại cương |
4 | Logic học |
5 | Lịch sử văn minh thế giới |
B – KHỐI KIẾN THỨC GIÁO DỤC CHUYÊN NGHIỆP | |
Khối kiến thức cơ sở khối ngành và nhóm ngành | |
1 | Phương pháp luận nghiên cứu khoa học |
2 | Báo chí và thông tin đối ngoại |
3 | Kinh tế học đại cương |
4 | Hội nhập văn hóa quốc tế |
5 | Kỹ thuật soạn thảo văn bản |
6 | Luật quốc tế (công pháp, tư pháp quốc tế) |
7 | Chính sách kinh tế đối ngoại Việt Nam |
8 | Địa Chính trị – Kinh tế |
Khối kiến thức ngành | |
1 | Nhập môn ngoại giao và Lý luận Quan hệ quốc tế |
2 | Chính sách đối ngoại Việt Nam I |
3 | Đàm phán quốc tế |
4 | Lịch sử quan hệ quốc tế I |
5 | Quan hệ kinh tế quốc tế |
6 | Chính sách đối ngoại Việt Nam II |
7 | Lịch sử quan hệ quốc tế II |
8 | Các tổ chức quốc tế |
9 | Tổ chức sự kiện quốc tế |
Khối kiến thức chuyên ngành | |
| Quan hệ đối ngoại |
1 | Lễ tân ngoại giao |
2 | Marketing quốc tế |
3 | Nghiệp vụ thư ký văn phòng |
4 | Các vấn đề an ninh khu vực châu Á- Thái Bình Dương |
5 | Tiếng Nhật chuyên ngành |
6 | Tiếng Anh chuyên ngành |
7 | Các vấn đề toàn cầu trong quan hệ quốc tế |
8 | Truyền thông và quan hệ công chúng |
| Kinh tế đối ngoại |
1 | Thuế và hệ thống thuế |
2 | Marketing quốc tế |
3 | Nghiệp vụ ngoại thương (giao dịch, vận tải, bảo hiểm) |
4 | Thanh toán quốc tế |
5 | Tiếng Nhật chuyên ngành |
6 | Tiếng Anh chuyên ngành |
7 | Luật kinh doanh quốc tế |
8 | Quản trị nhân lực |
| Kinh doanh quốc tế |
1 | Kinh doanh quốc tế |
2 | Marketing quốc tế |
3 | Nghiệp vụ ngoại thương (giao dịch, vận tải, bảo hiểm) |
4 | Logicstics |
5 | Tiếng Nhật chuyên ngành |
6 | Tiếng Anh chuyên ngành |
7 | Khởi sự doanh nghiệp |
8 | Quản trị nhân lực |
| Quan hệ công chúng và Truyền thông |
1 | Truyền thông và quan hệ công chúng |
2 | Các thể loại báo chí |
3 | Nghiệp vụ báo chí |
4 | Quan hệ công chúng ứng dụng |
5 | Tiếng Nhật chuyên ngành |
6 | Tiếng Anh chuyên ngành |
7 | Nghiệp vụ truyền thông |
| Kiến thức bổ trợ, thực tập nghề nghiệp (Hướng nghiệp) |
| Khóa luận tốt nghiệp /Báo cáo thực tập |
C – KHỐI KIẾN THỨC TỰ CHỌN | |
| Tự chọn 1 |
1 | Văn hóa tổ chức |
2 | Kinh tế thị trường |
3 | Quản trị thương hiệu |
4 | Chính trị học đại cương |
| Tự chọn 2 |
| Chuyên ngành Quan hệ đối ngoại |
1 | An ninh và xung đột trong QHQT |
2 | Chính sách đối ngoại của các nước lớn |
3 | Ngoại giao văn hóa |
4 | Phân tích sự kiện quốc tế |
5 | Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế của Việt Nam |
| Chuyên ngành: kinh tế đối ngoại |
1 | Nghiệp vụ hải quan |
2 | Chính sách đối ngoại của các nước lớn |
3 | Ngoại giao văn hóa |
4 | Phân tích sự kiện quốc tế |
5 | Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế của Việt Nam |
| Chuyên ngành: Kinh doanh quốc tế |
1 | Luật kinh doanh quốc tế |
2 | Chính sách đối ngoại của các nước lớn |
3 | Ngoại giao văn hóa |
4 | Phân tích sự kiện quốc tế |
5 | Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế của Việt Nam |
| Chuyên ngành: Quan hệ công chúng và truyền thông |
1 | Truyền thông Marketing |
2 | Chính sách đối ngoại của các nước lớn |
3 | Ngoại giao văn hóa |
4 | Phân tích sự kiện quốc tế |
5 | Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế của Việt Nam |
Theo Đại học Đông Đô
Sau khi nắm được khung chương trình đào tạo vẫn còn có không ít các bạn học sinh lựa chọn ngành Quan hệ Quốc tế thắc mắc về nơi đào tạo chất lượng uy tín. Nhằm giúp các bạn học sinh dễ dàng trong việc lựa chọn, sau đây sẽ là danh sách trường đào tạo Ngành Quan hệ Quốc tế hàng đầu trong cả nước. Dựa vào thông tin này, bạn hãy tìm hiểu về các ngôi trường trên và tìm ra ngôi trường phù hợp để có điều kiện phát triển và học tập tốt nhất.
Như vậy khi hiểu được chương trình đào tạo và các môn học Ngành Quan hệ quốc tế sẽ là bước đệm giúp học sinh, sinh viên có thêm hành trang tiếp cận ngành nghề này gần hơn trong tương lai. Đừng quên theo dõi thông tin tuyển sinh của ngành học trên trangtuyensinh, tất cả được chúng tôi được cập nhật thường xuyên, nhanh chóng. Chúc các bạn thành công.
Discussion about this post