Trong những năm gần đây, ngành công tác xã hội được mọi người biết đến nhiều hơn, trở thành cầu nối giữa con người với con người, con người với xã hội. Vì vậy để các bạn thí sinh hiểu rõ hơn về ngành công tác xã hội học môn gì, trường đào tạo chất lượng của ngành học? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
Đào tạo cử nhân ngành Công tác xã hội có phẩm chất chính trị, đạo đức, có tinh thần say mê yêu nghề, có kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành, có khả năng phát hiện, giải quyết những vấn đề xã hội và con người. Do đó sau khi tốt nghiệp các bạn có thể làm việc tại các cơ sở và tổ chức xã hội cũng như làm công tác xã hội trong các lĩnh vực khác nhau liên quan đến công tác xã hội.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo ngành công tác xã hội ở các trường đại học hiện nay đều do Bộ giáo dục và Đào tạo xây dựng, đảm bảo đem đến cho sinh viên đầy đủ kiến thức cơ sở và kiến thức sâu rộng về công tác xã hội cụ thể như: phân tích, xây dựng kế hoạch chính sách cùng những kỹ năng mềm phục vụ cho công việc về sau, đáp ứng các nhu cầu phát triển của đất nước. Có thể tham khảo khung chương trình đào tạo Ngành Công tác xã hội Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội:
I | Khối kiến thức chung |
| Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin 1 |
| Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê nin 2 |
| Tư tưởng Hồ Chí Minh |
| Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam |
| Tin học cơ sở 2 |
| Ngoại ngữ cơ sở 1 |
Tiếng Anh cơ sở 1 | |
Tiếng Nga cơ sở 1 | |
Tiếng Pháp cơ sở 1 | |
Tiếng Trung cơ sở 1 | |
| Ngoại ngữ cơ sở 2 |
Tiếng Anh cơ sở 2 | |
Tiếng Nga cơ sở 2 | |
Tiếng Pháp cơ sở 2 | |
Tiếng Trung cơ sở 2 | |
| Ngoại ngữ cơ sở 3 |
Tiếng Anh cơ sở 3 | |
Tiếng Nga cơ sở 3 | |
Tiếng Pháp cơ sở 3 | |
Tiếng Trung cơ sở 3 | |
| Giáo dục thể chất |
| Giáo dục quốc phòng – an ninh |
| Kĩ năng bổ trợ |
II | Khối kiến thức theo lĩnh vực |
II.1 | Các học phần bắt buộc |
| Cơ sở văn hóa Việt Nam |
| Các phương pháp nghiên cứu khoa học |
| Tâm lí học đại cương |
| Logic học đại cương |
| Lịch sử văn minh thế giới |
| Nhà nước và pháp luật đại cương |
| Xã hội học đại cương |
II.2 | Các học phần tự chọn |
| Kinh tế học đại cương |
| Môi trường và phát triển |
| Thống kê cho khoa học xã hội |
| Thực hành văn bản tiếng Việt |
| Nhập môn năng lực thông tin |
III | Khối kiến thức theo khối ngành |
III.1 | Các học phần bắt buộc |
| Công tác xã hội đại cương |
| Nhân học đại cương |
| Tôn giáo học đại cương |
| Tâm lí học xã hội |
III.2 | Các học phần tự chọn |
| Lịch sử Việt Nam đại cương |
| Tâm lí học giao tiếp |
| Gia đình học |
| Dân số học đại cương |
| Sử dụng phần mềm xử lí số liệu |
IV | Khối kiến thức theo nhóm ngành |
IV.1 | Các học phần bắt buộc |
| Tâm lí học phát triển |
| Hành vi con người và môi trường xã hội |
| Phát triển cộng đồng |
IV.2 | Các học phần tự chọn |
| Tâm lí học sức khỏe |
| Chính sách xã hội |
| Xã hội học truyền thông đại chúng và dư luận xã hội |
| Công tác xã hội với người nghèo |
V | Khối kiến thức ngành |
V.1 | Các học phần bắt buộc |
| Lí thuyết công tác xã hội |
| Thực hành nghiên cứu xã hội |
| Phương pháp nghiên cứu công tác xã hội |
| Công tác xã hội với cá nhân |
| Công tác xã hội với nhóm |
| Tham vấn trong công tác xã hội |
| Thực hành công tác xã hội cá nhân |
| Thực hành công tác xã hội nhóm và cộng đồng |
| An sinh xã hội |
| Quản trị ngành công tác xã hội |
| Quản lí ca |
| Công tác xã hội với người khuyết tật |
| Chăm sóc sức khỏe tâm thần |
V.2 | Các học phần tự chọn |
| Công tác xã hội với trẻ em |
| Công tác xã hội trong trường học |
| Công tác xã hội trong bệnh viện |
| Công tác xã hội với người cao tuổi |
| Công tác xã hội với người có hành vi lệch chuẩn |
| Đạo đức nghề nghiệp |
| Công tác xã hội với nhóm ma túy, mại dâm và HIV |
| Công tác xã hội trong lĩnh vực Bình đẳng giới và Phòng chống bạo lực gia đình |
V.3 | Thực tập và khóa luận tốt nghiệp/ các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp |
| Kiến tập |
| Thực tập tốt nghiệp |
| Khóa luận tốt nghiệp |
| Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp |
| Thiết kế nghiên cứu trong công tác xã hội |
| Thiết kế can thiệp trong công tác xã hội |
Theo Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngoài việc nắm vững chương trình đào tạo Ngành Công tác xã hội, thí sinh có đam mê và theo đuổi ngành học này còn đặc biệt quan tâm đến cơ sở đào tạo. Với Ngành Công tác xã hội hiện nay trên cả nước có rất nhiều trường đại học đào tạo. Để giúp thí sinh dễ dàng chọn lựa, chúng tôi sẽ liệt kê danh sách trường đào tạo Ngành Công tác xã hội một cách chi tiết. Vì vậy hãy lựa chọn một trong trường đào tạo phù hợp nhất với điều kiện và và mong muốn của bạn nhé.
Hy vọng qua chia sẻ về ngành công tác xã hội học môn gì ở trong bài viết đã phần nào giúp thí sinh hiểu hơn về chương trình đào tạo của Ngành Công tác xã hội. Mọi thông tin tuyển sinh khác sẽ được chúng tôi cập nhật trên trang điện tử trangtuyensinh.com.vn, thí sinh hãy theo dõi thường xuyên nhé.
Discussion about this post