Theo lịch tuyển sinh 2020, các trường Đại học sẽ công bố điểm chuẩn và danh sách trúng tuyển trước 17h ngày 5/10. Nhiều thí sinh đang hồi hộp chờ đợi kết quả và lo lắng không biết mình có đỗ NV1 hay không. Sau khi biết điểm chuẩn, thí sinh nên chuẩn bị đầy đủ tư trang cần thiết để quá trình nhập học diễn ra suôn sẻ.
Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ cần thiết
Sau khi có điểm chuẩn, các trường Đại học sẽ công bố danh sách thí sinh trúng tuyển, thời gian để các thí sinh lên trường xác nhận nhập học. Có nhiều giấy tờ cần thiết thí sinh phải mang theo khi nhập học. Tùy mỗi trường khác nhau sẽ có yêu cầu cụ thể ghi trong giấy báo trúng tuyển và gọi nhập học. Đa phần thì các trường đều yêu cầu mang theo:
- Giấy báo nhập học
- Bản sao học bạ THPT có chứng thực
- Bản sao công chứng giấy khai sinh
- Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời hoặc bằng tốt nghiệp THPT
- Bản sao có chứng thực các giấy tờ pháp lý để xác nhận đối tượng ưu tiên (nếu có) như giấy chứng nhận con liệt sĩ, thẻ thương binh hoặc người hưởng chính sách như thương binh của bản thân hoặc cha mẹ.
- Bản photo hộ khẩu có chứng thực đối với thí sinh trúng tuyển thuộc diện ưu tiên
- Bản photo CMND hoặc Thẻ căn cước công dân (có công chứng)
- Ảnh nhỏ 3×4 hoặc 4×6. (chuẩn bị tối thiểu 4 ảnh)
- Hồ sơ trúng tuyển theo mẫu Bộ giáo dục (Lý lịch học sinh – sinh viên)
- Sổ Đoàn, giấy giới thiệu sinh hoạt Đảng (nếu có)
- Tiền để đóng phí các loại do trường thông báo
Vì thế, sau khi biết điểm chuẩn, thí sinh nên chuẩn bị sẵn những giấy tờ này để đến thời gian quy định xác nhận nhập học của trường đã có đầy đủ, không bị thiếu sót giấy tờ nào. Có những giấy tờ phải xin công chứng, đóng dấu đỏ, thí sinh chú ý.
Chuẩn bị tiền
Khi đến trường nhập học, thí sinh sẽ phải mang theo tiền để đóng học phí và các loại lệ phí khác theo quy định của mỗi trường. Số tiền này khác nhau tùy theo mức phí riêng của từng trường. Nếu trường có học phí cao thì thí sinh cần phải chuẩn bị khá nhiều tiền để có thể nhập học.
>>> Xem Top những trường có học phí thấp nhất và cao nhất Việt nam
Tìm nhà trọ, bạn ở ghép
Nếu không sống trong ký túc xá hay nhà người quen thì tất nhiên thí sinh phải tìm nhà trọ. Vì thời điểm đó là lúc sinh viên ồ ạt nhập học nên việc tìm nhà trọ cũng tương đối nan giải, vì thế dù nhập học muộn thì thí sinh cũng cần tìm nhà trọ ngay sau khi xác nhận đã trúng tuyển và học tại trường đó.
Nên chú ý và cẩn thận với những tờ giấy quảng cáo dán trên cột điện, trên tường bởi 90% là lừa đảo.
Hãy trực tiếp đến những chỗ trọ chính chủ, không qua trung gian. Thí sinh có thể tìm trên mạng, gọi điện trước cho chủ nhà rồi mới đến cho đỡ mất công. Với những bạn sợ ở một mình hay nhà không có điều kiện thì nên tìm người ở cùng để chia đôi tiền nhà. Nên tìm những người tin tưởng, không có tật xấu để tránh cãi vã và gặp những chuyện không hay khi sống chung.
Chuẩn bị xét tuyển đợt 2 nếu trượt
Với những thí sinh vẫn muốn theo học Đại học, nếu trong đợt 1 xét tuyển, thí sinh trượt tất cả các nguyện vọng đã đăng ký thìcó thể đợi sang đợt xét tuyển bổ sung của mỗi trường. Việc trường thí sinh muốn vào có xét tuyển bổ sung hay không còn tùy thuộc vào việc có đủ chỉ tiêu trong đợt 1 hay không.
Làm một chuyến chơi xa trước khi bắt đầu học
Thời gian chờ điểm chuẩn là quãng thời gian mệt mòi và dài nhất. Vì vậy, bạn có thể giải tỏa căng thẳng, áp lực bấy lâu nay bằng một chuyến đi chơi xa cùng những người bạn thân. Không nhất thiết phải là nơi nào sang chảnh, xa hoa chỉ cần nơi đó giúp bạn thoải mái, tự do trước khi bước vào cánh cổng Đại học là được.
Xem thêm:
Discussion about this post