Trang Tuyển Sinh | Thông tin tuyển sinh Đại học Cao đẳng
  • Trang chủ
  • Bản tin
  • TS Đại Học
    • TP Hà Nội
    • TP HCM
    • Khu vực Miền Bắc
    • Khu vực Miền trung
    • Khu vực Miền Nam
    • Quân đội & Công an
  • TS Cao đẳng
    • Tp Hà Nội
    • TP Hồ Chí Minh
    • Miền Bắc
    • Miền Nam
    • Miền Trung
    • Ngành Sư Phạm
  • TS Trung cấp
    • TP Hà Nội
    • TP Hồ Chí Minh
    • Miền Bắc
    • Miền trung
    • Miền Nam
  • Đáp án – Đề thi
  • Điểm chuẩn
  • Liên thông
  • Văn bằng 2
  • THPT
Trang Tuyển Sinh | Thông tin tuyển sinh Đại học Cao đẳng

10 năm và 5 thay đổi lớn của giáo dục Việt Nam: Sổ liên lạc chỉ còn là dĩ vãng, không còn cảnh cha mẹ đưa con lên thành phố thi đại học

17/02/2022
in Bản tin nóng
0
10 năm và 5 thay đổi lớn của giáo dục Việt Nam: Sổ liên lạc chỉ còn là dĩ vãng, không còn cảnh cha mẹ đưa con lên thành phố thi đại học

Trong mười năm qua, hòa mình vào dòng chảy thay đổi của thế giới, các trường học đã có những bước tiến gì?

Mười năm không phải là thời gian ngắn nhưng cũng đủ để một đứa trẻ ngồi bi bô tập nói lớn lên và đi học, cũng đủ để một cậu bé tung tăng chạy nhảy thành người lớn ngồi văn phòng. Vậy 10 năm trước, trường học có lớn lên như những đứa trẻ không? Tất nhiên, vòng quay của thời gian và những thay đổi trong cuộc sống không để cho nền giáo dục chỉ mãi đứng yên. Trong mười năm qua, những thay đổi lớn nào đã diễn ra trong nền giáo dục nước nhà ở thế hệ 9x và 10x?

1. Chuyện thi cử: Xa rồi năm tháng bố mẹ dắt tay con lên thành phố tìm lò luyện thi, tạm biệt kỳ thi tốt nghiệp và đại học

Gần chục năm trước, ký ức của 9x và cuối 8x sẽ không bao giờ quên những kỳ thi căng thẳng diễn ra vào mỗi mùa hè. Khi đó, tại lễ bế giảng, các em học sinh lớp 12 đã phải thi liên tiếp 2 kỳ thi: kỳ thi tốt nghiệp THPT và kỳ thi tuyển sinh đại học. Thời ấy, người ta nhớ về cảnh rồng rắn xếp hàng dài trước cổng lò luyện thi, rồi hàng trăm người đang ôn thi đại học trong căn phòng học chật hẹp này đã quá quen thuộc với học sinh thế hệ trước.

Hay cứ đến kỳ thi, bến xe vui như Tết, những bậc phụ huynh chưa bao giờ rời quê lại khăn gói, tay xách nách mang con lên thành phố lớn ôn thi đại học. Khi đó, xem cảnh cha mẹ mòn mỏi trông mong con trước cổng điểm thi ai mà không thương, không xót xa.

10-nam-va-5-thay-doi-lon-cua-giao-duc-viet-nam-so-lien-lac-chi-con-la-di-vang-khong-con-canh-cha-me-dua-con-len-thanh-pho-thi-dai-hoc
1 lò luyện thi ở Hà Nội bị báo chí phản ánh nhiều năm về trước

Cho đến năm 2015, một chương mới của kỳ thi bắt đầu. Bộ GD&ĐT quyết định thay thế 2 kỳ thi rườm rà bằng một kỳ thi chung với tên gọi “Kỳ thi THPT quốc gia”. Vì vậy, học sinh không phải chịu áp lực từ 2 kỳ liên tiếp, gánh nặng thi cử của học sinh như được nhẹ đi. Kỳ thi được tổ chức với 2 mục tiêu chính là công nhận tốt nghiệp và xét tuyển đại học.

Năm 2017, một sự thay đổi lớn khác diễn ra, đó là thay vì thi kết hợp Tự luận và Trắc nghiệm trong 8 bài thi, năm này, đề thi đi theo hướng chỉ sử dụng câu hỏi Trắc nghiệm (ngoại trừ Ngữ văn) và chỉ còn 4 bài thi, các phân môn Lý – Hóa – Sinh được xếp trong tổ hợp bài Khoa học tự nhiên, Sử – Địa – GDCD thuộc tổ hợp bài Khoa học xã hội. Xem đề thi đáp án tất cả các môn năm 2020

10-nam-va-5-thay-doi-lon-cua-giao-duc-viet-nam-so-lien-lac-chi-con-la-di-vang-khong-con-canh-cha-me-dua-con-len-thanh-pho-thi-dai-hoc

Cho đến nay, lứa sinh viên đầu tiên tham gia kỳ thi, cũng là những công dân đầu của Gen Z, đã hoàn thành các chương trình đại học và bắt đầu xuất hiện trên thị trường việc làm. Hơn nữa, kỳ thi THPT quốc gia vẫn thể hiện được  mặt tích cực và lợi ích của nó, hàng năm đều có những cải tiến để hoàn thiện hơn. Kỳ thi giúp mỗi học sinh không còn mải miết chạy theo trường luyện thi “nóng” như lò lửa, bố mẹ không còn phải lo âu, tốn tiền đưa con lên thành phố cách nhà hàng trăm km để đi thi.

Cũng do sự thay đổi trong hệ thống thi cử nên việc tuyển sinh đại học cũng có nhiều thay đổi. Giờ đây, các trường đại học không còn chỉ dựa vào điểm thi thông thường mà đã chủ động hơn trong việc tuyển sinh. Cung cấp nhiều phương án xét tuyển như xét tuyển học bạ, xét kết hợp hay thậm chí nhiều trường cũng bắt đầu tổ chức các kỳ thi riêng nhằm đảm bảo chuẩn đầu vào.

2. Chuyện học trò: Học sinh chuyển từ thế “bị động” sang “chủ động” trong lớp, kỹ năng tự học được đề cao

Sự tiến bộ vượt bậc về công nghệ và tác động của cuộc cách mạng 4.0 đã thay đổi hoàn toàn thế giới. Nhiều nền tảng kiến ​​thức cũ từng được cho là đúng nay đã lỗi thời và các kiến ​​thức mới liên tục được cập nhật. Mỗi ngày, trên mạng internet lại xuất hiện hàng loạt những phát hiện hay ho.

Điều này đã làm thay đổi cách tiếp thu kiến ​​thức của học sinh, trước đây, khi sách giáo khoa, lời dạy của giáo viên là thứ duy nhất học sinh có thể khai mở được các vấn đề xảy ra trong cuộc sống thì nay với lượng kiến thức mới dày đặc, việc chỉ tiếp thu bằng cách trên sẽ nhanh chóng khiến người học trở nên tụt hậu. Vì vậy, tự học dường như đã trở thành kỹ năng bắt buộc đối với sinh viên 9x, 10x sau này.

10-nam-va-5-thay-doi-lon-cua-giao-duc-viet-nam-so-lien-lac-chi-con-la-di-vang-khong-con-canh-cha-me-dua-con-len-thanh-pho-thi-dai-hoc
Cô giáo ở 1 lớp học cách đây 10 năm

Giáo viên ngày nay không còn ép buộc học sinh trong các giáo án khuôn mẫu xưa cũ. Ngày nay, họ tập trung nhiều hơn vào thực hành, cho phép học sinh tự khám phá, trải nghiệm và học hỏi. Việc thảo luận, tranh luận và tương tác hai chiều giữa giáo viên và học sinh không còn là điều xa lạ. Nhiều nơi còn cho phép người học tự học, viết luận, làm dự án thực tế để thay thế cho việc giải các bài tập trên giấy.

10-nam-va-5-thay-doi-lon-cua-giao-duc-viet-nam-so-lien-lac-chi-con-la-di-vang-khong-con-canh-cha-me-dua-con-len-thanh-pho-thi-dai-hoc
Học trò thời nay không còn ngồi học với độc phấn trắng bảng đen

3. Chuyện thầy cô: Từ “thợ dạy” thành “mentor”, thay đổi cách dạy với phấn trắng bảng đen truyền thống

Trước đây, khi còn đi học, nhiều người vẫn quen với cảm giác ngồi dưới lớp học và nghe theo sự hướng dẫn của giáo viên, chỉ khi họ đặt câu hỏi thì học sinh mới phát biểu. Trong mười năm qua, loại hình học một chiều này đã thay đổi đáng kể.

Bây giờ, giáo viên không còn đặt mình vào trung tâm của lớp học để học sinh quá phụ thuộc vào nữa. Với sự phát triển như vũ bão của Internet, học sinh ngày nay được tiếp xúc với nhiều nguồn tài liệu khác nhau, vì vậy giáo viên phải học cách cập nhật kiến ​​thức mới mỗi ngày. Những gì thầy cô dạy hàng ngày không còn là kiến thức cụ thể mà mình biết, mình nắm vững, không còn hoàn toàn gắn với bảng đen, phấn trắng, không còn cầm tay chỉ việc nữa mà phải trau dồi cho học sinh các kỹ năng phân tích, đánh giá vấn đề; tìm nguồn thông tin, chọn lọc và xử lý dữ liệu; biến dữ liệu thành kiến thức của mình.

10-nam-va-5-thay-doi-lon-cua-giao-duc-viet-nam-so-lien-lac-chi-con-la-di-vang-khong-con-canh-cha-me-dua-con-len-thanh-pho-thi-dai-hoc
Thầy cô ai cũng đã thông thạo cách sử dụng máy tính

Ngày nay, hầu như không có giáo viên nào không thành thạo máy tính, phần mềm trình chiếu và cách sử dụng Internet. Bởi vì học sinh cảm thấy mệt mỏi khi nhìn vào bảng chi chít chữ mỗi ngày và thường bị hấp dẫn bởi bài giảng có video, hình ảnh, âm thanh sống động. Mười năm giảng dạy đã chuyển đổi không gian lớp học từ môi trường giao tiếp 1 chiều sang không gian 2 chiều – nơi mà cả thầy và trò cùng tương tác trực tiếp với nhau.

Khoảng chục năm trở lại đây, do sự phát triển của mạng xã hội, việc chụp ảnh selfie khoảnh khắc nhắng nhít của cả thầy và trò ở lớp, điều mà thế hệ học sinh trước đây chưa bao giờ có. Điều này cho thấy những trở ngại vô hình tồn tại nhiều năm giữa quan hệ giáo viên – học sinh tồn tại trong suốt nhiều năm qua dần được gỡ bỏ.

10-nam-va-5-thay-doi-lon-cua-giao-duc-viet-nam-so-lien-lac-chi-con-la-di-vang-khong-con-canh-cha-me-dua-con-len-thanh-pho-thi-dai-hoc
Bài giảng sống động khi được sử dụng phần mềm trình chiếu

4. Chuyện đi học: Không còn ngồi ở lớp mới là đi học, học online đã thành xu hướng mới

Ngoài ra còn có một câu chuyện về sự phát triển công nghệ vượt trội của một môi trường giao tiếp mới của con người – môi trường ảo. Hai người cách nhau một vòng trái đất nhưng vẫn có thể trò chuyện và nhìn thấy nhau qua màn hình, người dân Việt Nam có thể dễ dàng nắm bắt được tình hình tại quốc gia chỉ cách Mỹ vài giây. Vậy, những điều trên ảnh hưởng gì tới trường học?

Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, các biện pháp đảm bảo an toàn đã được thực hiện, trong đó có nhiều khu vực, cho phép học sinh-sinh viên tạm ngừng học tại trường. Thay vào đó, sử dụng cách học trực tuyến để giúp học sinh không quên kiến thức bài vở trong thời gian nghỉ quá dài.

10-nam-va-5-thay-doi-lon-cua-giao-duc-viet-nam-so-lien-lac-chi-con-la-di-vang-khong-con-canh-cha-me-dua-con-len-thanh-pho-thi-dai-hoc
Học sinh chăm chú với lớp học online

Dần dần, việc học trực tuyến bỗng trở nên quen thuộc, không chỉ người học mà ngay cả giáo viên , những người trực tiếp đứng trước camera thu hình bài giảng. Trong thập kỷ đầy biến động này, ngành giáo dục đã có một bước tiến vượt bậc, biến thách thức thành cơ hội sử dụng công nghệ để thay đổi thói quen học tập.

Không chỉ học sinh Việt Nam mới sử dụng hình thức học trực tuyến khi Covid-19 ập tới mà việc này đã diễn ra nhiều năm về trước. Năm 2010, hàng loạt website học trực tuyến ra đời như Violet.vn, Hocmai.vn, Topica, Onluyen.vn, Speakup.vn, Mathplay…  Lúc này, sinh viên bắt đầu hình thành thói quen tìm kiếm và mua tài liệu trực tuyến, nghe giảng trực tuyến thay vì tham gia các lớp học thêm

10-nam-va-5-thay-doi-lon-cua-giao-duc-viet-nam-so-lien-lac-chi-con-la-di-vang-khong-con-canh-cha-me-dua-con-len-thanh-pho-thi-dai-hoc
Một lớp học online trên sóng livestream của 1 thầy giáo

Cũng trong thập kỷ này, khái niệm “du học từ xa” trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Ngồi một chỗ, tìm một khóa học từ các trường đại học lớn trên thế giới, vài thao tác, vài cú click là bạn đã có thể du học mà chẳng cần chi việc lên máy bay. Bạn chỉ cần tìm một góc yên tĩnh, có mạng ổn định và đã được kết nối với lớp học mà bạn muốn tham gia. Khi cuộc cách mạng công nghệ 4.0 không dừng lại, xu hướng đào tạo từ xa này có thể sẽ gia tăng hơn nữa trong tương lai.

5. Chuyện phụ huynh: Qua rồi thời cầm sổ liên lạc về khoe bố mẹ

Trước đây, định kỳ mỗi năm 2 lần, phụ huynh và giáo viên chỉ có thể gặp nhau vào đầu và cuối mỗi học kỳ mỗi năm. Vì vậy, phụ huynh ít nắm bắt tình hình học tập của con em mình trên lớp, ngược lại giáo viên cũng khó kiểm soát việc học sinh tự học ở nhà. Trong năm học, cách duy nhất để duy trì thông tin liên lạc và học tập của học sinh là thông qua sổ liên lạc viết tay. Quyển sổ này cũng chỉ lâu lâu mới về tay phụ huynh một lần, có thể là 1 tuần, 1 tháng thậm chí cả năm học.

10-nam-va-5-thay-doi-lon-cua-giao-duc-viet-nam-so-lien-lac-chi-con-la-di-vang-khong-con-canh-cha-me-dua-con-len-thanh-pho-thi-dai-hoc
Sổ liên lạc không còn là hình thức trao đổi thông tin phổ biến giữa giáo viên và phụ huynh

Tuy nhiên, những năm gần đây, câu chuyện này đã khác. Mạng xã hội không còn là phương tiện truyền thông phổ biến mà chỉ giới trẻ mới có thể sử dụng. Bố mẹ, thậm chí là ông bà của chúng ta vẫn sử dụng rất “ngon lành”, vuốt lên vuốt xuống bằng smartphone, thành thạo đăng ảnh lên mạng xã hội, bình luận, thả cảm xúc, nhắn tin hay gọi video.

Vì vậy, trong thời đại ngày nay, việc báo cáo tình hình học tập, rèn luyện của học sinh không khó, mọi vấn đề đều có thể giải quyết chỉ cần nhắn Zalo, gọi Messenger là có thể giải quyết tất cả một cách nhanh chóng. Việc con trên lớp ra sao, bài vở thế nào đều dễ dàng nắm bắt hơn trước.

Một thay đổi lớn nữa là những quyển sổ liên lạc truyền thống dần dần được thay thế bằng sổ liên lạc điện tử mà chỉ cần có internet, phụ huynh có thể tra ngay bảng điểm con mình thế nào. Không chỉ vậy, khi giáo viên cập nhật trên hệ thống, điểm thi cũng sẽ báo trực tiếp qua tin nhắn điện thoại, thay vì phải đợi đến cuối học kỳ. Có lẽ ở nhiều nơi, sổ liên lạc viết tay đã “chết”, nếu còn sử dụng thì cũng chỉ là hình thức chứ không đóng vai trò “liên lạc” như trước. Điều này cho thấy sức mạnh của công nghệ trong cuộc sống của con người trong thập kỷ này.

>>> Tìm hiểu danh sách các ngành nghề tại Việt Nam nếu bạn chưa tìm được ngành nghề phù hợp với bản thân mình.

10-nam-va-5-thay-doi-lon-cua-giao-duc-viet-nam-so-lien-lac-chi-con-la-di-vang-khong-con-canh-cha-me-dua-con-len-thanh-pho-thi-dai-hoc
Sổ liên lạc điện tử đang ngày càng phổ biến

Chặng đường 10 năm qua đánh dấu sự thay đổi rất lớn của trường, của thế hệ học sinh 9x, 10x. Đó cũng là những đổi thay mang tính tất yếu để giáo dục hòa mình vào dòng chảy của thời đại mà phù hợp hơn với hiện tại và tương lai. Nhìn chung, những thay đổi trong trường học đều nhằm mục đích ươm mầm cho thế hệ Millennials và Gen Z, những người có đủ can đảm để trở thành công dân toàn cầu, có đủ tự tin để kiểm soát cuộc sống của mình và đủ sức đứng vững trước những biến đổi không ngừng của thời đại.

 

Previous Post

Học sinh được phép tự chọn môn học: Giáo viên lo thất nghiệp

Next Post

Tuyển sinh 2021: Các trường ĐH ngoài công lập tăng chỉ tiêu xét điểm thi THPT

Next Post
Tuyển sinh 2021: Các trường ĐH ngoài công lập tăng chỉ tiêu xét điểm thi THPT

Tuyển sinh 2021: Các trường ĐH ngoài công lập tăng chỉ tiêu xét điểm thi THPT

Discussion about this post

Thủ tục Hồ sơ tuyển sinh Quy chế đào tạo tuyển sinh Danh mục ngành nghề Chương trình đào tạo Hệ Đại học Hệ Cao đẳng & Trung cấp Hệ Sơ cấp Tìm hiểu ngành nghề Chương trình quốc tế

left1

THÔNG TIN CẦN BIẾT

Đại học Việt – Đức (Cơ sở TP. HCM)

Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An

Đại học Kiến trúc Đà Nẵng

Đại học Dầu khí Việt Nam

Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt Anh – ĐH Đà Nẵng

Trường Cao đẳng FPT

No Content Available
left1
https://jex.com.vn/tin-tuc/cot-song.html https://qik.com.vn/toc-nam-toc-nu-c2.html
  • Giới thiệu |
  • Quy định chính sách |
  • Liên hệ
BẢN QUYỀN TRANGTUYENSINH.COM.VN
Về đầu trang
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Bản tin
  • TS Đại Học
    • TP Hà Nội
    • TP HCM
    • Khu vực Miền Bắc
    • Khu vực Miền trung
    • Khu vực Miền Nam
    • Quân đội & Công an
  • TS Cao đẳng
    • Tp Hà Nội
    • TP Hồ Chí Minh
    • Miền Bắc
    • Miền Nam
    • Miền Trung
    • Ngành Sư Phạm
  • TS Trung cấp
    • TP Hà Nội
    • TP Hồ Chí Minh
    • Miền Bắc
    • Miền trung
    • Miền Nam
  • Đáp án – Đề thi
  • Điểm chuẩn
  • Liên thông
  • Văn bằng 2
  • THPT